Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một phần của hệ thống bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường có ở nách, cổ, bẹn và các vị trí sâu trong cơ thể như lồng ngực và ổ bụng.
Vậy hạch ở cổ là gì?
Hạch ở cổ hay hạch bạch huyết ở cổ là những khối mô nhỏ hình hạt đậu hoặc hình trứng ở dưới cằm, phía sau và 2 bên cổ. Hạch ở vùng cổ là 1 phần của hệ bạch huyết, các hạch bạch huyết kết hợp với hệ thống miễn dịch để chống nhiễm trùng.
Nguyên nhân nổi hạch ở cổ
Nguyên nhân của bệnh sưng hạch bạch huyết ở cổ thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, cụ thể như sau:
Nhiễm trùng amidan và vòm
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng tai nặng
Nhiễm virus khác
Ngoài ra, các bệnh lý nghiêm trọng khác hoặc nhiễm trùng có thể gây sưng hạch ở cổ, cụ thể:
Lao
Lymphoma (ung thư máu phát triển từ các tế bào lympho, 1 dạng bạch cầu thuộc hệ miễn dịch)
Nhiễm nấm
Ung thư đầu và cổ (mũi, vòm, khoang miệng, hầu…) với di căn sưng hạch bạch huyết ở cổ
Ung thư tuyến giáp
Ung thư biểu mô tế bào vảy của da vùng đầu và cổ.
Triệu chứng hạch bạch huyết bị sưng ở cổ
Triệu chứng đáng chú ý nhất của các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ là sự mở rộng của các hạch ở cổ. Các hạch mở rộng có thể cảm nhận được, giống những cục u nhỏ, cứng và không đau bên dưới da. Hạch ở thể sưng có thể đau hoặc không, tùy vào nguyên nhân và có một số triệu chứng khác như:
Sốt
Mệt mỏi
Đổ mồ hôi đêm
Giảm cân
Đau họng
Phát ban da
Đau khớp
Một số dấu hiệu phổ biến đi kèm như:
Sốt, đổ mồ hôi đêm hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân
Hạch có màu đỏ
Hạch ngày càng mở rộng
Sờ thấy cứng bất thường
Các hạch ở cổ bị sưng có thể dẫn đến một số biến chứng:
Đau
Khàn giọng hoặc ho vì hạch bạch huyết ở ngực
Tê và ngứa do hạch bạch huyết ảnh hưởng đến tủy sống hoặc dây thần kinh
Chèn ép các mạch máu, dẫn đến tăng nguy cơ đông máu
Chèn ép đường thở, dẫn đến khó thở
Tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết từ một phần của cơ thể, dẫn đến sưng khu vực đó.
Một số biện pháp phòng ngừa hạch ở cổ như:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tập thể dục hàng ngày (khoảng 30 phút/ngày) để tăng sự dẻo dai, cải thiện sức khỏe.
Chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, khoa học, không làm việc quá sức và thức quá khuya.
Giữ vệ sinh răng miệng để không mắc các bệnh răng miệng.
Tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ khi mắc các bệnh có triệu chứng hạch.