Bệnh thống phong và dấu hiệu nhận biết

Thứ Fri,
11/10/2024
Đăng bởi Dongytrinhanh.com

Bệnh Gút còn gọi là bệnh thống phong - một dạng viêm khớp gây đau nhức, sưng đỏ, nóng rát tại các khớp và thường khởi phát ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối.

Gút thường được phân chia thành thể cấp tính và mạn tính. Nếu dựa vào nguyên nhân gây bệnh thì gút còn được chia làm 3 loại: nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.

Đối với loại nguyên phát và bẩm sinh, bệnh thường xuất hiện do yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Còn đối với loại thứ phát, bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến thận không thể lọc axit uric từ máu. Khi nồng độ acid uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng lắng đọng tinh thể urat ở các cơ quan trong cơ thể. Khi các tinh thể này lắng đọng ở màng hoạt dịch, ổ khớp sẽ gây nên hiện tượng đau, sưng, nóng đỏ tại các khớp, dẫn đến hình thành bệnh gút.

Trước đây, bệnh gút được coi là “bệnh nhà giàu” và chỉ xuất hiện ở nam giới. Tuy nhiên thực tế hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng và thường ở nhóm phụ nữ mãn kinh. Cùng với đó, khi xã hội phát triển, đời sống được nâng cao hơn thì nhu cầu ăn uống cũng tăng theo, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này trở nên phổ biến và trẻ hóa. Đặc biệt, những người uống nhiều rượu bia sẽ có nguy cơ bị gút cao hơn bình thường.

Nếu Bạn đang gặp phải

Đau khớp dữ dội

Bệnh gút thường gây đau đớn ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể nhưng thường phổ biến ở các khớp ngón chân, ngón tay. Cơn đau có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu sau khi khởi phát.

Đau âm ỉ

Sau đợt gút cấp, cơn đau sẽ có dấu hiệu thuyên giảm và chuyển sang chế độ đau âm ỉ, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.

Cảm giác khó chịu kéo dài

Cảm giác khó chịu ở khớp vẫn có thể kéo dài sau cơn đau dữ dội. Các đợt bộc phát sau này có khả năng kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đến khớp nhiều hơn.

Khớp bị viêm và sưng đỏ

Một biểu hiện khác của bệnh gút là các khớp bị tấy đỏ, ấn vào thấy mềm và hơi nóng.

Hạn chế phạm vi chuyển động

Khi bệnh gút tiến triển, người bệnh có thể gặp khó khăn trong vận động, hạn chế di chuyển.

Các yếu tố làm xuất hiện triệu chứng bệnh gút

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng bệnh gút, bao gồm:

Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút thường xảy ra phổ biến ở nam giới độ tuổi trung niên và phụ nữ đã mãn kinh. Nguyên nhân là do cơ thể nam giới sản sinh ra nhiều axit uric hơn phụ nữ và khi phụ nữ đã mãn kinh thì mức axit uric cũng gần bằng với nam giới.

Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh gút cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh.

Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn dung nạp nhiều purine cũng sẽ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric, gây nên bệnh gút.

Phơi nhiễm chì: Phơi nhiễm chì mãn tính có liên quan đến một số trường hợp bệnh gút.

Lam dụng thuốc: Uống nhiều thuốc có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong cơ thể; bao gồm một số loại thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.

Béo phì

Chấn thương hoặc phẫu thuật gần đây.

Ý kiến của bạn
Email Gọi ngay zalo Gọi ngay
đặt lịch