Đêm phải dậy tới 4-5 lần để đi tiểu – Đây là nỗi ám ảnh của những ai mắc tiểu đêm. Nếu không chữa trị kịp thời, lâu dài sẽ gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, thậm chí là tai biến.
Thông thường khi ngủ, cơ thể sẽ giảm sản xuất nước tiểu, điều này cho phép chúng ta có thể ngủ từ 6-8 tiếng mà không cần phải thức dậy. Vì vậy, tiểu đêm từ 2 lần trở lên và diễn ra liên tục trong một thời gian dài thì được coi là bệnh lý, cần phải được chữa trị.
Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc tiểu đêm ở Việt Nam đã lên tới hơn 50% ở nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Điều này cho thấy, bệnh lý tiểu đêm đang trở nên phổ biến và thường gặp nhất ở đối tượng người cao tuổi”.
Bàng quang khi bị lão hóa và tăng hoạt, chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu (100-150ml) đã kích thích cơ bàng quang co thắt, tạo cảm giác mót tiểu. Thậm chí bàng quang không có nước tiểu cũng vẫn có cảm giác buồn đi tiểu.
Những người mắc bệnh tiểu đêm thường hay quan niệm rằng đây chỉ là căn bệnh tuổi già, vì vậy họ thường chủ quan và ngại đi thăm khám..
Một số nguy hiểm tiềm ẩn với người bị tiểu đêm
Việc người bệnh phải thức dậy liên tục để đi tiểu khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn và chập chờn. Đặc biệt là với những người khó ngủ, việc quay trở lại giấc thì rất khó khăn, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.
Khi thức dậy đi tiểu, đột ngột ngồi dậy, cơ thể có phản ứng tăng huyết áp trở lại bình thường để thích nghi với hoạt động của cơ thể, sự thay đổi đột ngột này khiến hệ thống mạch máu, cơ quan khác không thích nghi kịp có thể gây nên biến chứng về tim mạch
Ngoài ra, việc phải thức dậy đột ngột giữa đêm kéo theo phản ứng tăng huyết áp trở lại để đáp ứng kịp huyết áp phù hợp cho cơ thể hoạt động. Trạng thái này diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn khiến người bệnh không kịp thích nghi. Nếu bệnh nhân gặp phải vấn đề về tim mạch như cao huyết áp có thể dẫn tới tai biến hoặc đột quỵ.
Do đó, người bệnh có dấu hiệu bị tiểu đêm hãy tới các cơ sở y tế để khám để được ttuw vấn tốt nhất.